Loại bỏ categore trong URL trong wordpress khi xem chuyên mục

Loại bỏ "category" trong URL (đường dẫn) trong wordpress khi xem chuyên mục
http://your-site/category/ten-chuyen-muc => http://your-site/ten-chuyen-muc
gọn nhẹ hơn rất nhiều đúng không, lại có lợi cho SEO.

Mình đã tìm trên mạng có rất nhiều cách hướng dẫn dài dòng và thêm code nọ vào chỗ kia hoặc là cài plugin các thứ. Thực ra nó rất đơn giản.

Bạn chỉ cần vào Settings > Permalinks và thiết lập nó như hình dưới. Thêm dấu chấm (.) vào mục Category base như hình dưới.



Còn cái /%category%/%postname%/ ở mục Custom Structure là để thêm tên chuyên mục vào đường dẫn khi xem bài viết.

font Roboto Condensed cho website (Khắc phục lỗi khi dùng font này cho Website)






Nếu đã dùng qua Android 4 (ICS - Ice Cream Sandwich) chắc hẳn các bạn đã biết đến font Roboto, không những chỉ có trên ICS, một số nhà phát triển cũng đã thêm font này vào trong rom không chính thức của mình ở những phiên bản Android thấp hơn.Google cũng đã phát hành và cho phép các nhà phát triển tải font này về từ rất lâu, để có thể dùng font này trên máy tính, bạn có thể truy cập vào địa chỉ sau rồi tải về:
http://developer.android.com/design/style/typography.html

Vậy còn webfont thì sao?

Google hiện cũng có một bộ sưu tập hơn 500 (hiện tại là 501) webfont để sử dụng cho web, tuy nhiên số lượng web font hỗ trợ tiếng Việt còn rất ít, chỉ có 4/501 webfont trong bộ sưu tập của Google webfont có hỗ trợ tiếng Việt, còn lại thì hoàn toàn không.Roboto webfont cũng đã được FontSquirrel cung cấp miễn phí tại:
http://www.fontsquirrel.com/fonts/roboto
Tuy nhiên, vẫn còn 1 giới hạn là bạn phải tải về sau đó upload lên host của mình mới có thể sử dụng được, có một chút bất tiện và cũng ảnh hưởng kha khá đến tốt độ tải website của bạn.
Giải pháp lưu trữ webfont trên Google Code

Ban đầu, với ý định sẽ sử dụng Google AppEngine để lưu trữ bộ webfont của Roboto trên đó, tuy nhiên, bản miễn phí giới hạn 1GB băng thông mỗi ngày, do đó rất khó lòng để sử dụng rộng rãi khi chỉ có 1GB băng thông.Vò đầu bứt óc chợt vô tình phát hiện ra Google Code, mình đã xem khá kỹ hướng dẫn và FAQ và không thấy nói nhiều đến băng thông, còn lưu trữ thì được miễn phí đến 4GB, quá nhiều khi bộ webfont này chỉ cần có khoảng 3MB.Một số ưu điểm của Google Code:
  • Sử dụng proxy của Google nên sẽ truy cập nhanh hơn rất nhiều.
  • Băng thông không thấy nhắc đến nên mình nghĩ có lẽ là... không giới hạn.

Cách sử dụng Roboto webfont

Cách sử dụng Roboto webfont cũng khá đơn giản, đơn giản như với Google Webfont vậy. Để thêm font vào website của mình, bạn có thể sử dụng thẻ <link> (nằm giữa thẻ <head></head>) hoặc dùng @import nếu bạn không thể chỉnh sữa file html. Thêm web font Roboto với thẻ <link>Để thêm toàn bộ webfont của Roboto, bạn có thể thêm mã sau vào giữa thẻ <head> và </head> trên website của mình
<link href="http://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto.css" rel="stylesheet" type="text/css">
Thêm web font Roboto vào file CSS (stylesheet) với @importTrong trường hợp bạn không thể can thiệp vào mã nguồn của website để thêm thẻ <link>, chúng ta vẫn còn cách khác đó là dùng @import để import file này vào file CSS của bạn.
@import url(http://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto.css');
Sử dụng web font Roboto thay thế cho font mặc địnhĐể thay thế font Roboto cho font mặc định, bạn tìm đến body trong CSS, thêm vào đoạn sau ở giữa dấu ngặc { và }, thẻ body của CSS sẽ có dạng:
body { font-family: 'Roboto', serif; }
Nếu như tất cả những cách trên mà vẫn khiến website của bạn bị lỗi thì bạn tương thẳng đoạn CSS này vào file CSS của bạn. Mình đảm bảo 100% là sẽ thành công và site của bạn hiện font Roboto Condensed sẽ không bị lỗi nữa.
@font-face {
    font-family: 'Roboto';
    src:  local('Roboto'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Regular-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: normal;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto';
    src: local('Roboto'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Italic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: italic;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto';
    src: local('Roboto'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Bold-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 700;
    font-style: normal;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto';
    src: local('Roboto'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-BoldItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 700;
    font-style: italic;
}

@font-face {
    font-family: 'Roboto Condensed';
    src: local('Roboto Condensed'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Condensed-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: normal;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Condensed';
    src: local('Roboto Condensed'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-CondensedItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: italic;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Condensed';
    src: local('Roboto Condensed'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-BoldCondensed-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 700;
    font-style: normal;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Condensed';
    src: local('Roboto Condensed'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-BoldCondensedItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 700;
    font-style: italic;
}

@font-face {
    font-family: 'Roboto Thin';
    src: local('Roboto Thin'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Thin-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: normal;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Thin';
    src: local('Roboto Thin'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-ThinItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: italic;

}

@font-face {
    font-family: 'Roboto Light';
    src: local('Roboto Light'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Light-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: normal;

}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Light';
    src: local('Roboto Light'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-LightItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: italic;

}

@font-face {
    font-family: 'Roboto Medium';
    src: local('Roboto Medium'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Medium-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: normal;

}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Medium';
    src: local('Roboto Medium'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-MediumItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: italic;

}

@font-face {
    font-family: 'Roboto Black';
    src: local('Roboto Black'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-Black-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: normal;
}
@font-face {
    font-family: 'Roboto Black';
    src: local('Roboto Black'), url('https://roboto-webfont.googlecode.com/files/Roboto-BlackItalic-webfont.woff') format('woff');
    font-weight: 400;
    font-style: italic;
}
Bộ web font này bao gồm: Roboto, Roboto Black, Roboto Condensed, Roboto Light, Roboto Thin, Roboto Medium, bạn có thể thay thế 'Roboto' ở trên bằng một trong những tên này để có được webfont ưng ý cho website của mình. Chúc các bạn thành công

Top 5 plugin bài viết liên quan tốt nhất cho WordPress

Top 5 plugin bài viết liên quan tốt nhất cho WordPress.
WordPress-Related-Posts-Plugins
Tất cả các bài viết của bạn có thể không kém phần thú vị và hữu ích. Trên thực tế nó phụ thuộc vào độc giả. Khi một độc giả truy cập đến bài viết trên blog của bạn bằng cách bấm vào một đường link hoặc từ các công cụ tìm kiếm, họ có thể không tìm thấy bài viết của bạn thú vị. Và họ sẽ rời khỏi trang web của bạn ngay lập tức. Điều này sẽ làm tăng bounce rate (tỷ lệ thoát) của bạn.
Interlinking (các đường link nằm trong bài viết) có thể là một ý tưởng tốt để giữ khách truy cập ở lại blog của bạn. Nhưng vấn đề là đôi khi khách truy cập chỉ lướt qua bài viết mà không đọc. Họ hầu như không nhìn thấy interlinking của bạn.
Để thu hút được sự chú ý của họ, bạn có thể đặt một số bài viết liên quan (related posts) vào cuối bài viết trên blog của bạn. Sử dụng các  plugin bài viết liên quan là cách tốt nhất để làm điều đó. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 5  plugin bài viết liên quan tốt nhất dành cho blog WordPress của bạn.
YARPP là plugin bài viết liên quan phổ biến nhất cho WordPress với hơn 2 triệu lượt tải về. Nó bao gồm cả dạng hình ảnh thu nhỏ và dạng danh sách các bài viết liên quan.
Những người như Matt Mullenweg (WordPress Creator) và Matt Cutts (Head of Google Webspam) đã đề xuất sử dụng plugin này.
Yet-Another-Related-Posts-Plugin-YARPP1
Một số tính năng đáng chú ý:
  • Bài viết liên quan, trang và các loại bài viết tùy chỉnh.
  • Sử dụng thuật toán tiên tiến và linh hoạt.
  • Khuôn mẫu có sẵn.
  • Tạo bộ nhớ đệm.
  • Bài viết liên quan trong nguồn cấp dữ liệu RSS.
Nhược điểm duy nhất của plugin này là nó rất tốn tài nguyên của host. Nếu bạn đang chạy một trang web lớn trên một shared hosting thì nó có thể là một vấn đề. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng YARPP Experiments Plugin.
nrelate là một plugin phổ biến để hiển thị bài viết có liên quan trên cùng hoặc dưới cùng của bài viết trên blog của bạn. Nó cũng cung cấp tùy chọn quảng cáo cho các nhà xuất bản muốn kiếm tiền bằng cách hiển thị bài viết được tài trợ.
Đó là một nhà cung cấp nội dung của bên thứ ba và không tiêu thụ nhiều tài nguyên CPU máy chủ web của bạn.
nrelate-related-content2
Nó cung cấp một số style như Bloginity, Linkwithin, Huffington Post, Trendland, Polaroid, Engadget và nhiều hơn nữa…
WP-Thumbie thêm các bài liên quan dưới dạng danh sách theo chiều dọc. Nó bao gồm các hình thu nhỏ, tên bài viết và 1 hoặc 2 dòng đầu tiên của bài viết. Nó có khả năng tùy chỉnh lớn.
wp-thumbie11
Nếu bạn đang tìm kiếm một hộp bài viết liên quan có thiết kế gọn gàng thì plugin này là dành cho bạn.
4. upPrev
upprev-plugin
upPrev Plugin là một animated flyout box với nội dung liên quan. Một hộp sẽ trượt ra từ phía dưới góc trái hoặc phải với một bài viết có liên quan khi người đọc di chuyển đến dưới cùng của bài viết. Hộp trượt này sẽ thu hút sự chú của độc giả, khuyến khích họ đọc thêm những bài viết khác.
Contextual Related Posts là một plugin WordPress mạnh mẽ cho phép bạn hiển thị các bài viết liên quan. Nó hỗ trợ các hình thu nhỏ, shortcodes, các widget và các loại bài ​​viết tùy chỉnh.
Contextual-Related-Posts
Plugin này hiển bài viết có liên quan dựa trên tiêu đề bài viết hoặc nội dung của các bài viết mà có thể tạo sự thú vị cho người đọc.