- Xác định mục tiêu kinh doanh (Business Objectives)
- Nhận diện thị trường -> thiết lập mục tiêu cho SEO
- Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
- Liệt kê các từ khóa có truy cập cao và phù hợp
- Đặt độ ưu tiên cho từ khóa để từ nào ưu tiên cao hơn sẽ làm trước, từ nào thấp làm sau
- Phân tích và kiểm duyệt Website (Site Analysis & Audit)
- Trước cần tìm hiểu thiết kế website của ta đã thân thiện với Google chưa (Structure)
- Sau đó đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển nội dung cho website (Content)
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Phân tích liên kết - backlink cũng như internal linking (Linking)
- Tiến hành Site Optimization (Tối ưu hóa thiết kế website)
- Tiến hành tối ưu hóa thiết kế website dựa trên những phân tích trên
- Web Analytics - Trong lúc Optimize Site, liên tục so sánh với các dữ kiện từ Web Analytics: Google Analyctics, Web Master Tools để
- Cải thiện cấu trúc website
- Cải thiện Conversion Rate
- Cải thiện nội dung website
- Cải thiện backlink, referral link
- Tiến hành Link Building
- Trao đổi liên kết hoặc mua liên kết một cách khéo léo với các website liên quan
- Đăng bài, đăng tin trên các web uy tín để lấy backlink cho website
- Tối Ưu hóa Traffic (Traffic Optimization)
- Duy trì traffic đang có
- Thu hút thành viên mới
- Giữ chân thành viên hiện tại
- Mời gọi thành viên cũ
- Tiếp tục so sánh dữ kiện của Analytics để tối ưu hóa Website
- Sau 1 thời gian nhất định, cập nhật Keywords cũng như Site Analysis - Audit để đưa ra 1 đánh giá mới cho SEO Plan
- Lập lại quy trình
Tóm lại quy trình làm SEO được chia thành 4 mức (giai đoạn khác nhau) mà các bạn cần chú ý:
1. Xây dựng cấu trúc website
- Nội dung không trùng lặp (đặc biệt quan trọng với các website mới).
- Có sự liên kết giữa các trang con.- Cấu trúc URL thân thiện.
- Cấu trúc website rõ ràng, googlebot dễ truy nhập và crawl dữ liệu. Thiết lập điều hướng bots
- Thiết lập điều hướng người dùng, có sitemap cho cả bots và users
- Tối ưu hóa về code để hạn chế lỗi và giảm thời gian load trang web.
2. Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa và làm SEO on-page
- Xác định mục đích làm website.
- Liệt kê các từ khóa muốn làm.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh để chọn từ khóa phù hợp.
- Viết bài và tối ưu hóa On-page: title, metas, URL, H1, H2,…
- Cân đối mật độ từ khóa trong bài viết, chỉ nên đưa tối đa 2-3 từ khóa chính trong 1 bài viết.
- Xử lý các liên kết nội bộ (internal links).
3. Link building (làm SEO off-page)
- Xây dựng chiến lược link building tự nhiên
- Ưu tiên làm các trang chất lượng và có sự liên quan nội dung trước
- Chú ý tới thuộc tính dofollow và nofollow của các trang đặt link (ưu tiên dofollow, hạn chế nofollow)
- Tạo anchor text link và alt tag cho ảnh
4. Làm SEO nâng cao ở các mạng xã hội, tương tác với người dùng
Việc làm SEO ở các mạng xã hội tuy không có hiệu quả trực tiếp cho ranking từ khóa vì các link thường ở dạng nofollow nhưng lại có tác dụng cực lớn trong việc tăng độ trust của website (một trong những yếu tố quan trọng đánh giá website của Google)
Cuối cùng là theo dõi, đánh giá kết quả, và điều chỉnh chiến dịch SEO
Học cách sử dụng các công cụ Google Analytics và Google Webmaster Tools để theo dõi các thông số trên website. Từ đó phát huy các điểm mạnh của website và sửa chữa các lỗi phát sinh khi vận hành website.
Trong bài này tôi không đi vào giải thích cụ thể từng bước mà chỉ viết khái quát để các bạn có một cái nhìn tổng quan và biết được một quy trình làm SEO chuẩn thì nên thực hiện theo trình tự thế nào. Những cách làm cụ thể tôi sẽ giới thiệu lần lượt ở loạt bài tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét